Ngày 18/1 tại Hà Nội, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ Nhất, để thảo luận thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Phân công nhiệm vụ các ủy viên Ban Thường vụ; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2021-2026.
Hội nghị diễn ra dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội Nguyễn Hồng Quân. Tham gia Hội nghị còn có các vị Phó Chủ tịch: TS. Nguyễn Thiện Trưởng, NGND.PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, PGS.TS. Nguyễn Thị Chính, PSG.TS.TTND Nguyễn Thu Hằng, ông Nguyễn Mạnh Thản, ông Vũ Việt Anh, TS. Vương Văn Việt, cùng các ông bà là ủy viên Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, các ông bà là trưởng, phó ban chuyên trách, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, các văn phòng đại diện của Trung ương Hội tại các địa phương.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị lần thứ Nhất Ban Thường vụ của khóa III (nhiệm kỳ 2021-2026). Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Hội nghị lần này đưa ra và tập trung thảo luận về các chương trình hành động, quy chế làm việc của Ban Chấp hành, cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên Thường trực, ủy viên Ban Thường vụ.
Chủ tịch Hội Nguyễn Hồng Quân phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Phó Chủ tịch TS. Nguyễn Thiện Trưởng đọc dự thảo phân công nhiệm vụ các thành viên Thường trực, các ủy viên Ban Thường vụ Trung ương khóa III. Theo đó, mỗi thành viên Trường trực, Thường vụ đều có các nhiêm vụ chung như sau: Tuyên truyền, quảng bá về sự nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, về các hoạt động và hình ảnh Hội; Xây dựng và phát triển tổ chức, hội viên; hợp tác đối ngoại; công tác phản biện xã hội, góp ý kiến xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan. Bên cạnh những nhiệm vụ chung, thì điểm mới trong dự thảo lần này còn phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Trường trực, Thường vụ, nhằm cụ thể hóa, phát huy thế mạnh của các thành viên, rõ người, rõ lĩnh vực công việc, tránh chồng chéo. Nhiệm vụ các thành viên Thường trực: Chi tiết tại đây. Nhiệm vụ các ủy viên Ban Thường vụ: Chi tiết tại đây
Phó Chủ tịch Hội TS. Nguyễn Thiện Trưởng trình bày về nhiệm vụ của thành viên trong Thường trực, Thường vụ
Tiếp đó, Phó Chủ tịch Hội TS Nguyễn Thiện Trưởng cũng đã trình bày dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội Khóa III.
Quy chế Ban Chấp hành; Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội: Chi tiết tại đây
Để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 2021 -2026). Phó Chủ tịch Vũ Việt Anh đã trình bày dự thảo Chương trình hành động toàn khóa của Hội với những nội dung: Nghiên cứu quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Hội và Điều lệ Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam đến toàn thể cán bộ, hội viên; Nâng cao chất lượng công tác tổ chức nhân sự và phát triển tổ chức, hội viên; Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn, đào tạo về giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Đẩy mạnh hoạt động báo chí, truyền thông; Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai các hoạt động, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Tiếp tục nghiên cứu, phát triển mô hình giáo dục sớm tới các địa phương trên cả nước; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng; Đẩy mạnh hoạt động phản biện xã hội; Mở rộng hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế; Đảm bảo nguồn lực tài chính Hội; Cải tiến lề lối làm việc, xây dựng văn hóa cơ quan Hội.
Phó Chủ tịch Hội Vũ Việt Anh trình bày Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 2021 -2026)
Ngoài ra, Phó Chủ tịch Vũ Việt Anh cũng nhấn mạnh để chương trình hành động diễn ra hiệu quả, đi vào thực tiễn, thì các tổ chức, các cá nhân trong Thường trực, Ban thường vụ cần xây dựng những công việc, kế hoạch cụ thể dựa trên những nhiệm vụ đã được giao phụ trách.
Chương trình hành động: Chi tiết tại đây
Kết thúc phần trình bày, Hội nghị đã tiến hành tập trung thảo luận nội dung các văn bản vừa nêu. Các thành viên phát biểu đều bầu tỏ thị sự nhất trí cao về việc phân công nhiệm vụ và nguyên tắc, lề lối công tác, nội dung chương trình hành động đưa ra, đồng thời có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, thiết thực góp phần xây dựng và phát triển Hội trong thời gian tới:
Về lĩnh vực hợp tác bảo vệ môi trường, TS. Hoàng Thị Bạch Dương - Ủy viên Ban Thường vụ đã đưa ra sáng kiến về hợp tác, kết nối giữa các thành viên của Hội đối với các đối tác Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản trong công tác bảo vệ môi trường nâng cao sức khỏe người dân trong cộng đồng.
Trong phần phát biểu của mình Phó Chủ tịch, TS. Vương Văn Việt đề xuất lấy ngày 25/12 hàng năm là dịp tổ chức sự kiện “Ngày hội Sức Khỏe Cộng Đồng Việt Nam”, để kỷ niệm Ngày thành lập Hội và tổ chức trình diễn, thi đấu các hoạt động thể dục, thể thao, dưỡng sinh tâm thể, kinh lạc, thẩm mỹ làm đẹp.… nhằm biểu dương và thúc đẩy phát triển các phong trào, hoạt động quần chúng tại cộng đồng cơ sở; đề xuất về việc xây dựng “Quỹ Xã hội-Từ thiện vì cộng đồng”, để tổ chức và triển khai các hoạt động xã hội thiện nguyện, nhân đạo của trung ương Hội và các hội viên, thành viên trên phạm vi cả nước;
Phó Chủ tịch, TS.Vương Văn Việt phát biểu thảo luận trên Hội nghị
Để làm tốt chức năng phản biện xã hội, phản biện chính sách pháp luật Nhà nước của Hội, Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Thản bày tỏ và đưa ra quan điểm: Để hoạt động phản biện diễn ra hiệu quả thì phải có hoạt động khảo sát đánh giá, tổ chức hội thảo cũng như đưa ra một số khía cạnh cần phản biện như: Tình trạng sức khỏe tinh thần của học sinh đang bị ảnh hưởng xấu do học quá tải; tình trạng thực phẩm chức năng giả; Thuốc y học cổ truyền giả… đang là vấn đề hết sức nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của giống nòi. Các quan điểm về phản biện xã hội của Ông Thản đưa ra cũng được PGS. Nguyễn Thị Chính - Phó Chủ tịch Hội tán thành, ủng hộ. Cũng liên quan tới nhiệm vụ phản biện xã hội, ông Nguyễn Bá Quyền - Ủy viên Ban thường vụ cũng hết sức quan tâm và đưa ra ý kiến: Hiện tại có nhiều cơ sở hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhưng vi phạm pháp luật, nhiều người nổi tiếng quảng cáo, tuyên truyền những kiến thức không đúng về cách chăm sóc sức khỏe. Ông Quyền cũng nhấn mạnh thêm, Hội cần đẩy mạnh hơn nữa phản biện đối đối với chính sách pháp luật của Nhà nước, thúc đẩy tuyên truyền giáo dục có trọng tâm kiến thức chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng thông qua Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng.
Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Thản phát biểu thảo luận trong Hội nghị
Liên quan tới khối chăm sóc sắc đẹp, đại diện là bà Đào Thị Lan Phương, Ủy viên Ban Thường vụ đã báo cáo công tác phát triển hội viên trong lĩnh vực làm đẹp và đưa ra một số hoạt động triển khai sắp tới, như cuộc thi tay nghề, các hoạt động liên kết liên quan tới chương trình khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Để triển khai các chương trình hành động hiệu quả, ông Nguyễn Nam Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kết nối và Phát triển cộng đồng đóng góp ý kiến, để thực hiện tốt các công việc, đề nghị các thành viên trong Thường trực, Thường Vụ cần cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể hơn nữa theo trách nhiệm được phân công. Ngoài ra ông Khánh cũng đóng góp nhiều ý kiến, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thi đua khen thưởng của Hội.
Thay mặt ban kiểm tra, Ông Phan Tài Cừ, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban kiểm tra đã đưa ra ý kiến các cơ quan của Hội, các thành viên, tổ chức trong Hội cần xây dựng phương hướng, nhiệm vụ hoạt động cụ thể, để từ đó làm căn cứ để giám sát, kiểm tra những hoạt động chỉ đạo của Hội và làm căn cứ cho công tác xét duyệt thi đua khen thưởng.
Trưởng Ban Kiểm tra Phan Tài Cừ phát biểu về xây dựng kế hoạch kiểm tra trong nhiệm kỳ III
Đại diện Văn phòng Hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Ông Phạm Đình Vương - Ủy viên Thường vụ, Trưởng Văn phòng đã báo cáo các hoạt động của Văn phòng, công tác quảng bá, phát triển hội viên, hoạt động xã hội-từ thiện và nêu ra những thuận lợi khó khăn trong hoạt động của Văn phòng đại diện.
Để phát triển hoạt động dưỡng sinh tâm thể, ông Từ Ngọc Lang, Ủy viên Thường vụ cũng chia sẻ những khó khăn đang gặp phải về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Hội dưỡng sinh tâm thể và mong muốn được quan tâm từ Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam để thành lập khối dưỡng sinh tâm thể.
Ngoài ra, Hội nghị lần này còn nhận được nhiều đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các Ủy viên Ban Thường vụ như ý kiến của ông Bùi Ngọc Minh, ông Trần Ngọc Sinh.... về phát triển chi hội, phát triển thêm cơ sở tại nhiều địa phương, phát triển ngân sách, thi đua khen thưởng... cũng như ý kiến khác về khâu tổ chức bộ máy, phát triển chi hội...
Ông Bùi Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ phát biểu tại Hội nghị
Tổng kết phần thảo luận, Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh, xây dựng quy chế, phân công nhiệm nhiệm trong khóa III là rất cụ thể, dựa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Hội và sở trường, thế mạnh của từng thành viên. Do đặc thù của Hội, nên các thành viên cần có tâm huyết, dành nhiều thời gian công sức hơn, các hoạt động của các thành viên nên chủ động, sáng tạo linh hoạt hơn nữa, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của Hội. Hội cần quán triệt Nghị quyết Đại hội III và xây dựng chương trình kế hoạch công tác của Hội năm 2022; tiếp tục đẩy mạnh vận động phát triển hội viên; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về Hội; đẩy mạnh công tác phản biện xã hội, tham gia phản biện các chủ trương chính sách của Nhà nước về lĩnh sực chăm sóc sức khỏe; chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức tốt các hội nghị tiếp theo; đăng ký bản quyền bộ nhận diện Hội, biện soạn catalog giới thiệu về Hội... Chủ tịch Nguyễn Hồng Quân rất hoan nghênh và ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên Thường Trực, ủy viên Ban Thường vụ. Những nội dung này sẽ được tổng hợp, để hoàn thiện Quy chế hoạt động, Chương trình hoạt động trong khóa III.
Kết thúc Hội nghị, các thành viên tham dự đều biểu quyết nhất chí và thống nhất cao Chương trình hành động, Quy chế làm việc; Phương hướng hoạt động, Quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Thường trực, Ủy viên Ban thường vụ.
Một số hình ảnh Hội nghị: