Theo dự đoán, đến năm 2060, tỉ lệ người già (trên 65 tuổi) so với người trong độ tuổi lao động dự báo sẽ cán mốc hơn 50%. Tình trạng già hóa dân số đang diễn ra trên toàn cầu và kéo theo những gánh nặng về vấn đề kinh tế, y tế bởi những vấn đề phổ biến về sức khỏe, trong đó có chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên gần đây, dựa trên những nghiên cứu sơ bộ, tình trạng này có thể được hạn chế nếu có chế độ ăn uống phù hợp.
Chế độ ăn uống là một trong các nguyên nhân của sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là một căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, có chiều hướng gia tăng cùng với sự già hóa dân số, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cộng đồng, không chỉ người bệnh mà còn cả những người chăm sóc họ. Chính vì thế, bên cạnh những nỗ lực và đầu tư đáng kể vào điều trị hoặc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ bằng nội khoa, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng cũng rất quan tâm đến mối liên hệ giữa chứng sa sút trí tuệ và các yếu tố ngoại tác động khác, ví dụ như chế độ ăn uống.
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm, trong khi dường như một số loại thực phẩm khác lại cần thiết để làm chậm quá trình suy giảm nhận thức. Theo những nghiên cứu khoa học gần đây, chứng sa sút trí tuệ có thể liên quan đến tình trạng kháng insulin và nồng độ glucoso quá mức trong não. Các nhà khoa học cũng đã và đang cố gắng tìm kiếm mối liên hệ giữa chứng bệnh này với các bệnh khác của tuổi già như đái tháo đường, đột quỵ cùng cách chữa trị hoặc ngăn chặn sự phát triển.
Ở người cao tuổi, bệnh sa sút trí tuệ là khó tránh khỏi (ảnh minh hoạ)
Rõ ràng, một chế độ ăn uống chuyên biệt là cần thiết để hạn chế sự phát triển của các bệnh tuổi già, trong đó có sa sút trí tuệ. Chán ăn, không cảm thấy ngon miệng được coi là một trong các yếu tố chính làm tình trạng này tiến triển ở bệnh nhân cao tuổi và giới khoa học đang nỗ lực để cải thiện tình trạng này.
Tín hiệu vui cho người lớn tuổi
Các nhà khoa học ở Nhật Bản đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên thí nghiệm thực tiễn (được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàn châu Âu, tháng 10/2019) để tìm ra mối liên hệ đầu tiên giữa MSG (bột ngọt) và chứng sa sút trí tuệ bởi MSG giúp gia tăng cảm giác ngon miệng nhờ tăng vị umani trong thực phẩm.
Umani là vị ngọt thịt có tác dụng kích thích vị giác, giúp cơ thể dung nạp các thực phẩm giàu protein. Umani khi được thêm vào khẩu phần ăn sẽ hạn chế tình trạng suy giảm vị giác – nguyên nhân khiến người lớn tuổi giảm khả năng tiết nước bọt, gây khó nuốt, từ đó không còn cảm giác ngon miệng khi ăn uống. MSG, với vai trò bổ sung umani trong quá trình ăn uống mang đến nhiều tác dụng như hỗ trợ quá trình nuốt thức ăn dễ dàng hơn, giúp ngăn ngừa khô miệng và rối loạn vị giác, góp phần vệ sinh răng miệng, giúp kiểm soát cảm giác ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tác động tích cực đối với nhóm người sử dụng MSG để ngăn sự tiến triển của chứng sa sút trí tuệ
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, các nhà khoa học, bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo người cao tuổi luôn cần kết hợp với việc vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên cũng như rèn luyện trí óc bằng những bài tập đơn giản để cơ thể luôn minh mẫn, khỏe mạnh.
Mặc dù chỉ là kết quả sơ bộ và cần phải đào sâu thêm để có nâng tính chính xác và công bố rộng rãi trên toàn thế giới, những kết quả này cũng rất thú vị và đầy hứa hẹn, mang đến tin vui cho người cao tuổi cũng như toàn nhân loại.
Bột ngọt (mì chính) hay còn gọi là gia vị umami cũng là một sản phẩm của quá trình lên men. Nguyên liệu sản xuất bột ngọt là những nguyên liệu tự nhiên giàu đường hoặc tinh bột như mía, khoai mì (sắn), ngô (bắp), củ cải đường… Trải qua quá trình lên men, các vi sinh vật sẽ chuyển hóa đường hay tinh bột thành glutamate, tạo nên vị umami đậm đà cho bột ngọt.
Sản phẩm bột ngọt tiên phong trên thế giới chính là bột ngọt Ajinomot-to, ra đời năm 1909. Với khả năng tăng cường vị umami cho thực phẩm một cách đơn giản lại không làm ảnh hưởng đến màu sắc của thực phẩm, bột ngọt hiện nay đã trở thành một gia vị phổ biến trên toàn cầu.
Theo suckhoedoisong.vn